(Q&A) XÀ BÔNG TỰ NHIÊN


Vì bản thân xà bông là một chất tạo bọt rồi. Xà bông (bản chất là muối của axit béo và kiềm) có khả năng tạo bọt rất tốt, từ đó rửa trôi bụi bẩn, bã nhờn giúp làm sạch hiệu quả.
Tuy vậy, xà bông bị kết tủa trong nước cứng (thường là nước giếng khoan ở một số vùng có nhiều đá vôi, chứa ion Ca2+, Mg2+) nên bị giảm khả năng tạo bọt, hoặc để lại cặn màu trắng trên đồ dùng, áo quần. Hãy cân nhắc việc sử dụng xà bông như chất tẩy rửa nếu nguồn nước nhà bạn là nước cứng nha!

Xà bông dạng bánh càng để lâu (phơi xà bông) rút hết nước thì bánh xà bông sẽ càng cứng. Xà bông dạng lỏng khi hóa lỏng với tỷ lệ nước thích hợp sẽ tạo thành gel, không cần dùng phụ gia.

Vì bản thân xà bông có thể tạo sức căng bề mặt nên ngăn được vi sinh vật phát triển. Xà bông càng để lâu thì tính chất càng ổn định và càng dịu nhẹ với da. Nếu bảo quản đúng cách (trong túi kín, hộp kín và sạch sẽ khô ráo) thì xà bông có thể để được nhiều năm.
Vì thế có thể nói xà bông là sản phẩm tẩy rửa thuần tự nhiên nhất đó ạ.

Xà bông là sản phẩm của phản ứng xà bông hóa (saponification), tức là phản ứng của
Chất béo + kiềm (hòa tan trong nước) ——> xà bông (tạo bọt làm sạch) + glycerin (chất dưỡng ẩm)
Chất béo trong phản ứng này có thể là mỡ động vật (bò, cừu, lợn,…) cũng có thể là dầu thực vật (dầu dừa, dầu olive, dầu cám gạo, dầu quả bơ,…)..
Còn kiềm thì có 2 loại thường thấy nhất là NaOH và KOH. Phải có kiềm thì mới có xà bông được, những người nói xà bông của họ không cần kiềm, thì ý là họ không dùng NaOH hay KOH nguyên chất, chứ vẫn phải tìm một nguồn chất kiềm khác từ tự nhiên (thường thấy nhất là nước tro).
Kỹ thuật sản xuất xà bông đạt tiêu chuẩn là phải tính toán làm sao cho chất kiềm (NaOH hoặc KOH) được phản ứng hết, không còn tồn dư trong thành phẩm, nên tuy có hiện diện trong thành phần, nhưng thực tế trong sản phẩm xà bông tự nhiên sẽ không có chất kiềm nữa đâu ạ, mình yên tâm sử dụng nha.

Được, nhưng không nên, hoặc chỉ nên ngâm một lượng nhỏ, dùng đến đâu ngâm đến đó. Bởi vì:
Xà bông dạng bánh (là muối của Na), có độ tan kém hơn xà bông dạng lỏng (là muối của K). Khi ngâm vào nước, xà bông dạng bánh tan ra tạo thành cặn lắng xuống, để lâu có thể bị thay đổi tính chất, giảm độ tạo bọt, đồng thời có thể tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển (nếu không bảo quản đúng cách).
Xà bông dạng bánh nên dùng với túi lưới tạo bọt, cắt thành từng miếng nhỏ dùng dần sẽ tiết kiệm hơn, luôn để ở nơi khô ráo để xà bông không bị chảy nhão.

Có thể, vì xà bông thuần tự nhiên rất lành tính với da. Xà bông có thể dùng cho hầu hết các mục đích làm sạch thông thường như rửa mặt, rửa tay, tắm gội. An toàn với trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai.
Tuy nhiên cần lưu ý một điều: xà bông tự nhiên thường có pH trung tính hoặc kiềm nhẹ. Da của chúng ta hoàn toàn có thể tự cân bằng với pH này, tuy nhiên nếu da mặt nhạy cảm thì nên thử một lượng nhỏ để xem phản ứng, hoặc luôn dùng nước cân bằng da sau khi rửa mặt. Còn nếu dùng tắm thì hoàn toàn an tâm nha.

